(Is 50:4-9a; Mt 26:14-25)
Các bài đọc lời Chúa trong thứ tư Tuần Thánh hôm nay trình bày cho chúng ta bối cảnh
gần của cuộc thương khó Chúa Giêsu mà chúng ta sẽ bắt đầu cử hành vào ngày mai.
Trong bài đọc 1, chúng ta nghe bài ca thứ ba về ngưới tôi tớ của Thiên Chúa và trong bài
Tin Mừng, Thánh Mátthêu tường thuật cho chúng ta nghe về việc Giuđa trao nộp Chúa
Giêsu cho các thượng tế. Hai bài đọc hôm nay liên quan chặt chẽ với nhau. Cách cụ thể,
tâm tình của Chúa Giêsu khi bị Giuđa trao nộp được Isaia trình bày cách tuyệt hảo trong
bài đọc 1 hôm nay.
Khác với bài ca thứ nhất và thứ hai, trong bài ca thứ ba, chúng ta nghe tâm tình của
người tôi tớ Thiên Chúa. Trong bài tâm tình này, người tôi tớ của Thiên Chúa đã nhận ra
những điều Đức Chúa đã làm trên cuộc đời của mình như một người môn đệ của Ngài.
Những việc đó là: (1) làm cho người tôi tớ nói năng như một người môn đệ, đó là dùng
lời của mình để nâng đỡ ai rã rời kiệt sức (x. Is 50:4); (2) đánh thức và mở tai người tôi
tớ để lắng nghe Ngài như một người môn đệ và người môn đệ đã không cưỡng lại, cũng
chẳng tháo lui. Không những thế, lời Đức Chúa làm cho người môn đệ trở nên hiền lành
và khiêm nhường để có thể đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật
râu [và] đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ” (Is 50:4-6); (3) phù trợ và ở kề
bên người tôi tớ trong mọi cơn nguy khốn, để người tôi tớ không hổ thẹn và can đảm
“trơ mặt ra như đá” (Is 50:7) trước những chống đối và cáo buộc của người khác. Thiên
Chúa cũng thực hiện những điều này trên cuộc đời của mỗi người chúng ta. Nhưng nhiều
khi chúng ta vô tình không để ý đến và như thế không biết nói lên lời cảm mến ân tình.
Hãy biến tâm tình của người tôi tớ của Thiên Chúa trong bài đọc 1 hôm nay thành của
mình, để chúng ta biết cất lời tạ ơn Thiên Chúa trong mọi nơi mọi lúc, nhất là khi cuộc
sống có nhiều gian nan và thử thách, vì chúng ta không đối diện với những đau khổ và
thách đố một mình, nhưng Thiên Chúa luôn ở kề bên nâng đỡ và đồng hành với chúng
ta. Chúng ta không bao giờ cô đơn một mình trong những đêm đen của cuộc đời!
Nhìn chung, bài Tin Mừng hôm nay nói đến việc Chúa Giêsu tiên báo Giuđa là kẻ sẽ trao
nộp Ngài cho các thượng tế. Hành vi này được xem là “khởi đầu” của cuộc thương khó
Chúa Giêsu. Tuy nhiên, khi chúng ta đặt bài Tin Mừng này vào bối cảnh của nó, [nằm
giữa việc xức dầu của Maria ở Bêthany và thiết lập Bí Tích Thánh Thể] chúng ta nhận ra
rằng hành vi nộp Chúa Giêsu của Giuđa ám chỉ việc Chúa Giêsu sẽ phải chết như thế nào:
Ngài sẽ chết cái chết của Người “bị trao nộp,” nhưng qua cái chết đó, Ngài trở thành
Người “trao ban” chính mình cho người đã “nộp” Ngài. Đây là một biến chuyển thật tuyệt
vời: từ “bị trao nộp” [bị động] thành “trao ban” [chủ động]. Chính điều này giúp chúng ta
hiểu mầu nhiệm chúng ta sẽ cử hành trong những ngày tới, đó là qua cái chết, Chúa
Giêsu đã biến “mặt trời lặn” [sự chết: đau khổ và nỗi buồn] thành “mặt trời mọc” [phục
sinh: vinh quang và niềm vui].
Bài Tin Mừng hôm nay gồm ba phần: (1) Giuđa phản bội Chúa Giêsu (Mt 26:14-16); (2)
chuẩn bị cho Bữa Tiệc Ly [bữa tiệc Vượt Qua] (Mt 26:17-19); và (3) Chúa Giêsu tiên báo
Giuđa sẽ nộp Ngài (Mt 26:20-25). Từ ba phần này, chúng ta có thể rút ra ba điểm để suy
gẫm trong ngày hôm nay.
Thứ nhất, hãy ngừng đặt giá trị vật chất lên trên Thiên Chúa và các giá trị thiêng liêng:
“‘Tôi nộp ông Giêsu cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu.’ Họ quyết định cho
hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su” (Mt
26:15-16). Nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta cũng như Giuđa Iscariot, chúng ta cũng
“nộp” Chúa Giêsu để đổi lấy một vài lợi ích vật chất nào đó. Nói cách khác, chúng ta sẵn
sàng trao đổi những giá trị thiêng liêng cao quý như tình yêu, tình bạn, lòng nhân từ, sự
tha thứ cho một vài lợi ích vật chất hay những giá trị tạm thời như sĩ diện, lòng tự ái,
ghen tỵ và thù hận. Chúng ta phải luôn ý thức rằng, không có gì cao quý cho bằng có
Chúa Giêsu trong cuộc đời của chúng ta: Hãy mở rộng tâm hồn cho Chúa Giêsu, chúng ta
sẽ không mất thứ gì, nhưng chúng ta sẽ có một người đồng hành với chúng ta trong từng
giây phút sống, một người không bỏ rơi chúng ta ngay cả khi chúng ta thất bại trong
cuộc sống hay khi chúng ta phạm tội.
Thứ hai, hãy chuẩn bị cho Chúa Giêsu một nơi để cùng “mừng lễ” với chúng ta. Trái ngược
với Giuđa, các môn đệ khác muốn cùng thầy mình mừng đại lễ Vượt Qua. Tuy nhiên,
điểm quan trọng là không phải các ông quyết định nơi để ăn mừng, mà Chúa Giêsu là
người quyết định: “Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với
Đức Giêsu: ‘Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?’ Người bảo: ‘Các
anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy : ‘Thầy nhắn: thời của Thầy đã
gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy.’ Các môn
đệ làm y như Đức Giêsu đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua” (Mt 26:17-19). Việc chuẩn bị
cho Chúa Giêsu một nơi để Ngài cùng mừng lễ với chúng ta là điều tốt, nhưng chúng ta
cần phải ý thức rằng chính Chúa Giêsu là Người quyết định nơi chốn chứ không phải
chúng ta. Điều này nhắc nhở chúng ta về thái độ cần có khi chúng ta muốn Chúa Giêsu ở
lại với mình: Nơi chốn và thời gian là do Ngài quyết định, chúng ta chỉ là những người
“làm y như Đức Giêsu đã truyền.”
Thứ ba, hãy sống một cuộc sống có ý nghĩa. Bầu khi vui tươi và ấm cúng của việc mừng lễ
Vượt Qua bị phá tan vì lời tiên báo của Chúa Giêsu về người sẽ nộp Ngài, người mà đã
từng theo Chúa Giêsu “thà đừng sinh ra thì hơn.” Đây là một trong những câu nói khó
giải thích nhất của Chúa Giêsu vì dường như nó nói lên sự thất vọng và lời kết án của
Chúa Giêsu dành cho kẻ nộp Ngài. Tuy nhiên, chúng ta chỉ hiểu ý nghĩa của câu nói này
trong bối cảnh của nó. Câu 22 cho chúng ta hay rằng, kẻ nộp Chúa Giêsu là “người chấm
chung một đĩa” với Ngài. Điều này có nghĩa là gì? Trong tư tưởng của người Do Thái, chia
sẻ chung một bàn ăn [đĩa ăn] không đơn giản là chia sẻ thức ăn, nhưng là chia sẻ chính
“sự sống” của mình với người khác. Như vậy, khi trao nộp người “chấm chung một đĩa”
với mình là “trao nộp chính mình,” tức là trao nộp chính sự sống mà trong đó mình chia
sẻ. Nói cách khác, khi trao nộp người chấm chung một đĩa với mình là tự huỷ diệt chính
sự sống của mình. Chính trong bối cảnh này, chúng ta mới có thể hiểu câu nói của Chúa
Giêsu về kẻ nộp Ngài: “thà nó đừng sinh ra thì hơn!’ Đây chỉ là lối nói tượng hình để ám
chỉ đến một cuộc sống không có ý nghĩa trong khi đang “chấm chung một đĩa” với Đấng
mang ý nghĩa cho cuộc sống. Một cuộc sống không có ý nghĩa đồng nghĩa với một cuộc
sống “không hiện hữu.” Đây là lời mời gọi cho mỗi người chúng ta, những người luôn
tuyên bố mình có Chúa Giêsu. Chúng ta phải sống một cuộc sống thật ý nghĩa, để rồi
chúng ta có thể mang “ý nghĩa của cuộc sống” cho những người đang sống một cuộc
sống không có ý nghĩa hoặc đang đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống của họ.
CHÚNG TA CÓ PHẢN BỘI CHÚA GIÊSU KHÔNG?
(Is 50:4-9a; Mt 26:14-25)
Các bài đọc lời Chúa trong thứ tư Tuần Thánh hôm nay trình bày cho chúng ta bối cảnh
gần của cuộc thương khó Chúa Giêsu mà chúng ta sẽ bắt đầu cử hành vào ngày mai.
Trong bài đọc 1, chúng ta nghe bài ca thứ ba về ngưới tôi tớ của Thiên Chúa và trong bài
Tin Mừng, Thánh Mátthêu tường thuật cho chúng ta nghe về việc Giuđa trao nộp Chúa
Giêsu cho các thượng tế. Hai bài đọc hôm nay liên quan chặt chẽ với nhau. Cách cụ thể,
tâm tình của Chúa Giêsu khi bị Giuđa trao nộp được Isaia trình bày cách tuyệt hảo trong
bài đọc 1 hôm nay.
Khác với bài ca thứ nhất và thứ hai, trong bài ca thứ ba, chúng ta nghe tâm tình của
người tôi tớ Thiên Chúa. Trong bài tâm tình này, người tôi tớ của Thiên Chúa đã nhận ra
những điều Đức Chúa đã làm trên cuộc đời của mình như một người môn đệ của Ngài.
Những việc đó là: (1) làm cho người tôi tớ nói năng như một người môn đệ, đó là dùng
lời của mình để nâng đỡ ai rã rời kiệt sức (x. Is 50:4); (2) đánh thức và mở tai người tôi
tớ để lắng nghe Ngài như một người môn đệ và người môn đệ đã không cưỡng lại, cũng
chẳng tháo lui. Không những thế, lời Đức Chúa làm cho người môn đệ trở nên hiền lành
và khiêm nhường để có thể đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật
râu [và] đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ” (Is 50:4-6); (3) phù trợ và ở kề
bên người tôi tớ trong mọi cơn nguy khốn, để người tôi tớ không hổ thẹn và can đảm
“trơ mặt ra như đá” (Is 50:7) trước những chống đối và cáo buộc của người khác. Thiên
Chúa cũng thực hiện những điều này trên cuộc đời của mỗi người chúng ta. Nhưng nhiều
khi chúng ta vô tình không để ý đến và như thế không biết nói lên lời cảm mến ân tình.
Hãy biến tâm tình của người tôi tớ của Thiên Chúa trong bài đọc 1 hôm nay thành của
mình, để chúng ta biết cất lời tạ ơn Thiên Chúa trong mọi nơi mọi lúc, nhất là khi cuộc
sống có nhiều gian nan và thử thách, vì chúng ta không đối diện với những đau khổ và
thách đố một mình, nhưng Thiên Chúa luôn ở kề bên nâng đỡ và đồng hành với chúng
ta. Chúng ta không bao giờ cô đơn một mình trong những đêm đen của cuộc đời!
Nhìn chung, bài Tin Mừng hôm nay nói đến việc Chúa Giêsu tiên báo Giuđa là kẻ sẽ trao
nộp Ngài cho các thượng tế. Hành vi này được xem là “khởi đầu” của cuộc thương khó
Chúa Giêsu. Tuy nhiên, khi chúng ta đặt bài Tin Mừng này vào bối cảnh của nó, [nằm
giữa việc xức dầu của Maria ở Bêthany và thiết lập Bí Tích Thánh Thể] chúng ta nhận ra
rằng hành vi nộp Chúa Giêsu của Giuđa ám chỉ việc Chúa Giêsu sẽ phải chết như thế nào:
Ngài sẽ chết cái chết của Người “bị trao nộp,” nhưng qua cái chết đó, Ngài trở thành
Người “trao ban” chính mình cho người đã “nộp” Ngài. Đây là một biến chuyển thật tuyệt
vời: từ “bị trao nộp” [bị động] thành “trao ban” [chủ động]. Chính điều này giúp chúng ta
hiểu mầu nhiệm chúng ta sẽ cử hành trong những ngày tới, đó là qua cái chết, Chúa
Giêsu đã biến “mặt trời lặn” [sự chết: đau khổ và nỗi buồn] thành “mặt trời mọc” [phục
sinh: vinh quang và niềm vui].
Bài Tin Mừng hôm nay gồm ba phần: (1) Giuđa phản bội Chúa Giêsu (Mt 26:14-16); (2)
chuẩn bị cho Bữa Tiệc Ly [bữa tiệc Vượt Qua] (Mt 26:17-19); và (3) Chúa Giêsu tiên báo
Giuđa sẽ nộp Ngài (Mt 26:20-25). Từ ba phần này, chúng ta có thể rút ra ba điểm để suy
gẫm trong ngày hôm nay.
Thứ nhất, hãy ngừng đặt giá trị vật chất lên trên Thiên Chúa và các giá trị thiêng liêng:
“‘Tôi nộp ông Giêsu cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu.’ Họ quyết định cho
hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su” (Mt
26:15-16). Nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta cũng như Giuđa Iscariot, chúng ta cũng
“nộp” Chúa Giêsu để đổi lấy một vài lợi ích vật chất nào đó. Nói cách khác, chúng ta sẵn
sàng trao đổi những giá trị thiêng liêng cao quý như tình yêu, tình bạn, lòng nhân từ, sự
tha thứ cho một vài lợi ích vật chất hay những giá trị tạm thời như sĩ diện, lòng tự ái,
ghen tỵ và thù hận. Chúng ta phải luôn ý thức rằng, không có gì cao quý cho bằng có
Chúa Giêsu trong cuộc đời của chúng ta: Hãy mở rộng tâm hồn cho Chúa Giêsu, chúng ta
sẽ không mất thứ gì, nhưng chúng ta sẽ có một người đồng hành với chúng ta trong từng
giây phút sống, một người không bỏ rơi chúng ta ngay cả khi chúng ta thất bại trong
cuộc sống hay khi chúng ta phạm tội.
Thứ hai, hãy chuẩn bị cho Chúa Giêsu một nơi để cùng “mừng lễ” với chúng ta. Trái ngược
với Giuđa, các môn đệ khác muốn cùng thầy mình mừng đại lễ Vượt Qua. Tuy nhiên,
điểm quan trọng là không phải các ông quyết định nơi để ăn mừng, mà Chúa Giêsu là
người quyết định: “Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với
Đức Giêsu: ‘Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?’ Người bảo: ‘Các
anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy : ‘Thầy nhắn: thời của Thầy đã
gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy.’ Các môn
đệ làm y như Đức Giêsu đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua” (Mt 26:17-19). Việc chuẩn bị
cho Chúa Giêsu một nơi để Ngài cùng mừng lễ với chúng ta là điều tốt, nhưng chúng ta
cần phải ý thức rằng chính Chúa Giêsu là Người quyết định nơi chốn chứ không phải
chúng ta. Điều này nhắc nhở chúng ta về thái độ cần có khi chúng ta muốn Chúa Giêsu ở
lại với mình: Nơi chốn và thời gian là do Ngài quyết định, chúng ta chỉ là những người
“làm y như Đức Giêsu đã truyền.”
Thứ ba, hãy sống một cuộc sống có ý nghĩa. Bầu khi vui tươi và ấm cúng của việc mừng lễ
Vượt Qua bị phá tan vì lời tiên báo của Chúa Giêsu về người sẽ nộp Ngài, người mà đã
từng theo Chúa Giêsu “thà đừng sinh ra thì hơn.” Đây là một trong những câu nói khó
giải thích nhất của Chúa Giêsu vì dường như nó nói lên sự thất vọng và lời kết án của
Chúa Giêsu dành cho kẻ nộp Ngài. Tuy nhiên, chúng ta chỉ hiểu ý nghĩa của câu nói này
trong bối cảnh của nó. Câu 22 cho chúng ta hay rằng, kẻ nộp Chúa Giêsu là “người chấm
chung một đĩa” với Ngài. Điều này có nghĩa là gì? Trong tư tưởng của người Do Thái, chia
sẻ chung một bàn ăn [đĩa ăn] không đơn giản là chia sẻ thức ăn, nhưng là chia sẻ chính
“sự sống” của mình với người khác. Như vậy, khi trao nộp người “chấm chung một đĩa”
với mình là “trao nộp chính mình,” tức là trao nộp chính sự sống mà trong đó mình chia
sẻ. Nói cách khác, khi trao nộp người chấm chung một đĩa với mình là tự huỷ diệt chính
sự sống của mình. Chính trong bối cảnh này, chúng ta mới có thể hiểu câu nói của Chúa
Giêsu về kẻ nộp Ngài: “thà nó đừng sinh ra thì hơn!’ Đây chỉ là lối nói tượng hình để ám
chỉ đến một cuộc sống không có ý nghĩa trong khi đang “chấm chung một đĩa” với Đấng
mang ý nghĩa cho cuộc sống. Một cuộc sống không có ý nghĩa đồng nghĩa với một cuộc
sống “không hiện hữu.” Đây là lời mời gọi cho mỗi người chúng ta, những người luôn
tuyên bố mình có Chúa Giêsu. Chúng ta phải sống một cuộc sống thật ý nghĩa, để rồi
chúng ta có thể mang “ý nghĩa của cuộc sống” cho những người đang sống một cuộc
sống không có ý nghĩa hoặc đang đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống của họ.